Date issued
Has File(s)

Tài liệu dịch (12)

BROWSE BY
Bản quyền tác phẩm dịch thuộc về Thư viện NVH. Độc giả hoặc các đơn vị có nhu cầu sử dụng, vui lòng liên hệ với Thư viện NVH tại địa chỉ: [email protected]
Subscribe to this collection to receive daily e-mail notification of new additions

Item 1 - 12 [/12]

  • Book chapter


  • Authors: Buell, Paul D. (2009)

  • Trong bài viết này, chúng tôi sẽ khảo sát một khía cạnh của sự toàn cầu hóa này, các nỗ lực của Qubilai-qan (Hốt Tất Liệt) (trị vì từ 1260 đến 1294) của đế quốc Mông Cổ (Mongol qanate) tại Trung Hoa, Triều Đại Nhà Nguyên 元 (1279-1368) sau đó, để thâu đạt một đế quốc không chỉ bao trùm Trung Hoa và các phần chung quanh thuộc Trung Á được kiểm soát bởi ông và gia đình ông, mà còn cả các biển và các nước xa xôi nằm trong đó và chung quanh chúng. Điều này đặc biệt liên can đến các quốc gia ở bán đảo Đông Nam Á và Indonesia (Nam Dương).

  • Article


  • Authors: Meinheit, Harold E. (2006)

  • Tôi không biết làm sao mà vương quốc xinh đẹp này lại ít được biết đến bởi các nhà địa lý của chúng ta ở châu Âu, những người thậm chí không biết tên của nó và hiếm khi đề cập đến trên bản đồ của họ ... (Alexandre de Rhodes, 1653)

  • Article


  • Authors: Danny Wong, Tze-Ken (2012)

  • Bài viết này sẽ cố gắng khám phá các câu hỏi sau đây: tầm quan trọng biến đổi của Côn Đảo trong mối quan hệ an ninh và đối ngoại của nhà Nguyễn với thương điếm của Anh, và cũng sẽ điều tra những bối cảnh dẫn tới vụ thảm sát và phá hủy thương điếm của Anh trên đảo Côn Sơn - một sự kiện lịch sử cho đến nay vẫn chưa được lý giải thích đáng.

  • Article


  • Authors: Wheeler, Charles (2007)

  • Vào thế kỷ XVII, thiền sư từ các tu viện Phật giáo miền Nam Trung Quốc lên thương thuyền đến những khu thương nhân Hoa kiều ở các cảng thị khu vực Đông Á và Đông Nam Á để thành lập hoặc duy trì tu viện. Thông thường, chuyến đi của họ được thuyền viên và thương nhân người Hoa tài trợ, dưới sự bảo hộ của các nhà cai trị và giới tinh hoa nước ngoài. Các nhà sư đó cùng những người bảo trợ cho họ muốn tìm kiếm điều gì? Nghiên cứu này sẽ tìm hiểu vấn đề này thông qua trường hợp Thiền sư Thạch Liêm Đại Sán (Shilian Dashan), người đã du hành đến vương quốc Nam Kỳ (Đàng Trong) của Việt Nam vào năm 1695-1696.

  • Article


  • Authors: Kelly, Liam C (1998)

  • Trong bài viết này, tôi sẽ chỉ bàn luận một “cách nhìn nhận” như vậy, cụ thể là hình ảnh Batavia trong mắt người Việt Nam giữa thế kỷ XIX. Tôi làm điều này bằng cách xem xét ghi chép của hai sứ thần Việt Nam đã đến Batavia vào năm 1833 và 1844. Tuy nhiên, trước khi nhìn vào hai văn bản đó, tôi sẽ phân tích tổng quan về mối quan hệ giữa Việt Nam và Đông Nam Á hải đảo đầu thế kỷ XIX. Tiếp đến, tôi sẽ giới thiệu về hai vị sứ thần và phân tích việc một số quan sát của họ bị sai lệch như thế nào do tác động của thế giới quan Trung Hoa. Sau khi đã cung cấp những thông tin cơ bản quan trọng đó, tôi sẽ tiếp tục đào sâu hơn nữa để xác định cái nhìn cụ thể mà hai câu chuyện kể cung cấp về tình ...

  • Article


  • Authors: Keith, Charles (2019)

  • Những người Việt Nam đầu tiên đặt chân đến Mỹ trong giai đoạn giữa hai cuộc chiến tranh. Mặc dù số lượng còn ít ỏi, nhưng họ thuộc mọi giai tầng khác nhau, từ những khách du lịch giàu có đang phiêu lưu vòng quanh thế giới đến những lao động nghèo bị đẩy sang Hoa Kỳ do sự bất ổn của nền kinh tế thế giới. Việc khảo cứu những trải nghiệm của họ tại Hoa Kỳ giúp chúng ta có thể hiểu hơn về nước Mỹ trong văn hóa và ý thức người Việt vào cuối thời Pháp thông qua cách tiếp cận lấy Việt Nam làm trung tâm hơn trong việc khái niệm hóa những cuộc gặp gỡ Việt - Mỹ đầu tiên. Nói cách khác, lịch sử quan hệ Việt - Mỹ không chỉ là cuộc chiến tranh sắp đến sau đó.